Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
0912 573 169
Tin tức - Sự kiện
-
Nông dân Hải Dương chịu thiệt hại nặng về nông sản trong mùa dịch Covid-19
-
Giá Thanh Long Bình Thuận đột ngột tăng mạnh sau Tết Tân Sửu
-
Australia áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quản lý và chăn nuôi bò tại hộ gia đình
-
Năm 2025 thị trường sầu riêng toàn cầu ước đạt 29 tỷ USD
-
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
-
Những điểm cần lưu ý khi đưa giống cây trồng mới vào sản xuất
-
Hà Nội: Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất
-
Hà Nội xử phạt những vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục
-
Cánh cửa cơ hội đi cùng thách thức cho nông sản Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực
-
Bắc Giang: Tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trực tuyến
-
Giữ vững thế mạnh trong phát triển ngành nông nghiệp chủ lực
-
An Giang chuyển đổi cơ cấu canh tác giống lúa chất lượng trên diện rộng
-
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nông dân Quảng Trị tránh hạn và thu nhập ổn định
-
Ảnh hưởng từ Covid-19 giá ớt tại Tây Ninh lao dốc
-
Thanh Long Bình Thuận gặp hạn khi nắng nóng kéo dài
-
Loay hoay tìm hướng xuất khẩu cho nông sản Việt giữa dịch Covid-19
-
Doanh nghiệp khát vốn để sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19
-
Trồng nấm rơm dạng trụ nâng cao năng suất và tăng thu nhập
-
Thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí hơn 2 nghìn héc ta sản xuất nông nghiệp tại Thanh Hóa
-
Đề xuất phát triển chuỗi sản xuất trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Tiền Giang
Video Clip
fanpage facebook
Tin Tức Chi tiết
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Nông nghiệp hữu cơ là hệ thống sản xuất không sử dụng hoặc loại trừ các chất hoá học tổng hợp và vật liệu biến đổi gen trong các vật tư đầu vào, tạo điều kiện cho sự chuyển hoá khép kín vật chất trong hệ sinh thái nông nghiệp, chỉ được sử dụng các vật tư được quy định của tiêu chuẩn sản xuất hữu cơ.
Nông nghiệp Việt Nam có nhiều lợi thế
Việt Nam được IFOAM công nhận là nước có sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Theo số liệu thống kê của IFOAM, năm 2015, Việt Nam là 76.666 ha nông nghiệp hữu cơ, tương đương 0,7% diện tích đất nông nghiệp, với 3.816 nông dân sản xuất hữu cơ. Các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ chủ yếu của Việt Nam là gạo, tôm, dừa, cà phê, cacao, sữa, chè, rau, quả, quế, hồi, tinh dầu....
Là nước nông nghiệp, Việt Nam có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Nước ta nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều nên việc sản xuất ra các loại sinh khối phục vụ cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ có thể được thực hiện khá nhanh, các chu trình chuyển hóa vật chất diễn ra với tốc độ cao, các chất hữu cơ cao phân tử sau một thời gian xử lý nhanh chóng trở thành các chất khoáng đơn giản cung cấp cho cây trồng.
Nguồn nguyên liệu chế biến phân bón như phân xanh, phân hữu cơ khá phong phú. Việt Nam còn nhiều nguồn tài nguyên nằm dưới lòng đất, chứa hàm lượng các chất khoáng tự nhiên cao, dồi dào. Nước ta có nhiều vùng rừng núi tự nhiên, chủ yếu canh tác quảng canh, chưa bị ảnh hưởng của ô nhiễm hoá chất rất phù hợp cho nuôi ong, chăn nuôi và trồng trọt theo phương pháp hữu cơ.
Hiện, công nghệ sinh học được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp như sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh chức năng, các chế phẩm xử lý môi trường đất, nước và nhiều chế chế phẩm vi sinh, thuốc thảo mộc có thể thay thế thuốc hoá học trong bảo vệ thực vật.
Nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm, sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp cũng là lợi thế lớn trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở nước ta do sản xuất theo phương pháp hữu cơ đòi hỏi nhiều công lao động thủ công.
Nhận thức của người tiêu dùng trong nước về an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ ngày càng cao. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, các bộ, ngành, địa phương đã quan tâm đến nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt Nghị định 109/2018/NĐ-CP về nông nghiệp hữu cơ đã được Chính phủ ban hành, có hiệu lực thi hành từ 15/10/2018, trong đó có nhiều cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, trang trại, hộ gia đình, nhóm hộ sản xuất sản phẩm hữu cơ.
Những thách thức khi phát triển nền nông nghiệp hữu cơ
Bên cạnh những thuận lợi thì cũng không ít khó khăn và thách thức được đặt ra đối với nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam.
Trong quá trình canh tác hữu cơ, người sản xuất chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ, phòng trừ cỏ dại, sâu bệnh bằng các biện pháp thủ công hoặc thuốc sinh học nên mất nhiều công lao động và khó thực hiện trên diện rộng, trong khi nước ta có khí hậu nóng ẩm rất thuận lợi cho nhiều loài sâu bệnh phát triển và gây hại. Kinh nghiệm của nhiều nước sản xuất nông nghiệp hữu cơ cho thấy bảo vệ thực vật là thách thức lớn nhất trong thực hành sản xuất theo phương pháp hữu cơ.
Với vùng thâm canh cao, trước đây sử dụng nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật, khi chuyển sang sản xuất hữu cơ, những năm đầu, năng suất giảm rõ rệt và gặp khó khăn trong phòng chống sâu bệnh do áp lực sâu bệnh còn cao, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, cần thời gian để thiết lập lại.
Phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học có tác dụng chậm hơn so với nhiều phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật nên nguồn dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây trồng ở giai đoạn đầu rất chậm và không đầy đủ, dễ dẫn đến rủi ro bùng phát dịch hại và năng suất giảm nhiều.
Do năng suất không cao, công lao động nhiều nên giá thành sản phẩm từ nông nghiệp hữu cơ thường cao gấp 2-4 lần bình thường, ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sản phẩm có hình thức không đẹp, không bắt mắt (ví dụ vẫn có một số đốm bệnh, vết sâu ăn trên sản phẩm…).
Phần lớn các hộ nông dân sản xuất với quy mô nhỏ, manh mún nên khó khăn trong việc tập trung diện tích để cùng sản xuất hữu cơ. Nhận thức của người sản xuất về nông nghiệp hữu cơ còn hạn chế, vì vậy, việc tổ chức sản xuất để đáp ứng quy định nghiêm ngặt của tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ là một thách thức lớn.
Mức sống của người tiêu dùng Việt Nam còn thấp và nhận thức về nông nghiệp hữu cơ chưa cao, nhiều trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm diễn ra nhiều năm qua đã làm mất lòng tin của người tiêu dùng, do vậy, việc sản xuất nông nghiệp hữu cơ để cung cấp thực phẩm cho thị trường nội địa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn không nhỏ về vấn đề tiêu thụ.
Chính sách thúc đẩy, hỗ trợ nông nghiệp hữu cơ phát triển ở nước ta còn thiếu và chậm được triển khai. Một số chính sách được ban hành nhưng khi thực hiện gặp nhiều vướng mắc, không khả thi.
Giải pháp cho nền nông nghiệp hữu cơ Việt Nam phát triển bền vững
Để phát triển bền vững hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, công việc chính, trước mắt cần triển khai thúc đẩy là:
Điều tra cơ bản về thực trạng sản xuất nông nghiệp hữu cơ, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện, có cơ sở khoa học, thực tiễn về tiềm năng, lợi thế cũng như khó khăn, thách thức đối với phát triển nông nghiệp hữu cơ ở nước ta.
Xây dựng chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ, trong đó xác định rõ quan điểm, phương hướng, mục tiêu, lộ trình và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và thực thi các chính sách, pháp luật đã được ban hành nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Nghiên cứu khoa học, đào tạo, tập huấn phát triển nguồn nhân lực và khuyến nông về sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Truyền thông nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng về nông nghiệp hữu cơ.
Xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Đẩy mạnh và phát huy hiệu quả hợp tác quốc tế về phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Trước mắt, tập trung giải quyết một số nội dung cụ thể liên quan đến lĩnh vực quản lý Nhà nước, hướng dẫn và thực thi chính sách, pháp luật thúc đẩy phát triển nông nghiệp hữu cơ, đặc biệt là cần khẩn trương xây dựng và ban hành Chiến lược phát triển nông nghiệp hữu cơ.
Cần xác định rõ tiềm năng và dự báo được xu thế phát triển nông nghiệp hữu cơ trên thế giới và ở nước ta, xác định vùng sản xuất chính, có lợi thế, sản phẩm chủ lực và thị trường cho sản phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, trên cơ sở đó các địa phương quy hoạch và bảo vệ đất đai, nguồn nước tại các vùng hiện chưa hoặc ít bị ô nhiễm để đáp ứng yêu cầu và phát huy thế mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng hàng hóa. Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo động lực mạnh mẽ cho các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, kể cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào cho nông nghiệp hữu cơ.
-Theo kinhtenongthon.vn-