Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
0912 573 169
Tin tức - Sự kiện
-
Nông dân Hải Dương chịu thiệt hại nặng về nông sản trong mùa dịch Covid-19
-
Giá Thanh Long Bình Thuận đột ngột tăng mạnh sau Tết Tân Sửu
-
Australia áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quản lý và chăn nuôi bò tại hộ gia đình
-
Năm 2025 thị trường sầu riêng toàn cầu ước đạt 29 tỷ USD
-
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
-
Những điểm cần lưu ý khi đưa giống cây trồng mới vào sản xuất
-
Hà Nội: Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất
-
Hà Nội xử phạt những vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục
-
Cánh cửa cơ hội đi cùng thách thức cho nông sản Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực
-
Bắc Giang: Tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trực tuyến
-
Giữ vững thế mạnh trong phát triển ngành nông nghiệp chủ lực
-
An Giang chuyển đổi cơ cấu canh tác giống lúa chất lượng trên diện rộng
-
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nông dân Quảng Trị tránh hạn và thu nhập ổn định
-
Ảnh hưởng từ Covid-19 giá ớt tại Tây Ninh lao dốc
-
Thanh Long Bình Thuận gặp hạn khi nắng nóng kéo dài
-
Loay hoay tìm hướng xuất khẩu cho nông sản Việt giữa dịch Covid-19
-
Doanh nghiệp khát vốn để sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19
-
Trồng nấm rơm dạng trụ nâng cao năng suất và tăng thu nhập
-
Thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí hơn 2 nghìn héc ta sản xuất nông nghiệp tại Thanh Hóa
-
Đề xuất phát triển chuỗi sản xuất trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Tiền Giang
Video Clip
fanpage facebook
Tin Tức Chi tiết
Loay hoay tìm hướng xuất khẩu cho nông sản Việt giữa dịch Covid-19
Xem thêm:
- Đề xuất phát triển chuỗi sản xuất trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Tiền Giang
- Thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí hơn 2 nghìn héc ta sản xuất nông nghiệp tại Thanh Hóa
- Trồng nấm rơm dạng trụ nâng cao năng suất và tăng thu nhập
- Doanh nghiệp khát vốn để sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19
Nông sản đến mùa thu hoạch không có thương lái thu mua. Sản phẩm nông sản tại các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì đang loay hoay tìm “lối thoát” với con đường xuất khẩu sang thị trường đối tác. Các lô hàng nông sản Việt Nam như trái cây, rau củ,... đang “nằm chờ” thông quan tại các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc. Đây chính là bức tranh toàn cảnh của nông sản Việt giữa dịch covid-19 vẫn đang có diễn biến phức tạp.
Từ đầu năm 2020 tới nay, dịch Covid-19 phát sinh từ Trung Quốc sau đó lan rộng ra toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Để ngăn chặn dịch bệnh, phía Trung Quốc đã tạm thời đóng cửa 9 cặp chợ biên giới từ 31/1 tới 8/2/2020 nên một số sản phẩm nông sản, thủy hải sản của Việt Nam đã bị ùn ứ tại cửa khẩu hàng nghìn tấn và đe dọa sự tiêu thụ tiếp theo của nhiều loại nông sản sắp đến kỳ thu hoạch.
Ngoài sự sụt giảm của mặt hàng thanh long được tiêu thụ chính tại thị trường Trung Quốc, nhiều loại nông sản có thế mạnh trong xuất khẩu cũng bị sụt giảm mạnh như: hồ tiêu, cá tra, chè, cao su, dưa hấu, sầu riêng…
Đến nay, trong khi một số cửa khẩu sang Trung Quốc đã thông quan trở lại thì các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) lại quyết định đóng cửa biên giới. Như vậy, việc xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian tới.
Bên cạnh những khó khăn đang hiện hữu, trong vòng xoáy của dịch Covid-19, các chuyên gia, nhà phân tích đã chỉ ra nhiều yếu kém trong sản xuất, xuất khẩu của nông sản Việt Nam để từ đó khắc phục hạn chế và tìm ra "lối thoát" cho nông sản. Một trong những điểm yếu hiện nay là trồng trọt, chăn nuôi tự phát, chưa theo quy hoạch và không gắn với chế biến; phát triển và xây dựng thương hiệu kém.
Với việc giải cứu nông sản từ nhiều năm nay, theo quan điểm của chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, nguyên nhân của thực trạng này liên quan đến vấn đề quy hoạch, nông dân không nắm được thông tin thị trường; doanh nghiệp thì chưa mặn mà với nông nghiệp bởi làm nông nghiệp nhiều rủi ro, chỉ cần một trận bão, lụt coi như thua lỗ hoặc phá sản.
Cùng với đó, chính sách phát triển nông nghiệp chưa bền vững. Năm 2019, Chính phủ có 19 cuộc họp về nông nghiệp, thực ra vẫn chưa giải quyết được những vấn đề cơ bản của ngành nông nghiệp, nông sản nhiều năm nay vẫn tiếp tục phải giải cứu.
Cũng theo ông Phú, gần 3 tháng nay xuất khẩu nông sản gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, do Trung Quốc phải tạm thời đóng cửa biên giới. Tuy nhiên, nguyên nhân sâu xa của việc hàng hóa bị ứ đọng và cần giải cứu vẫn là do người sản xuất thiếu thông tin thị trường. Đặc biệt, tư duy “bỏ trứng vào một giỏ”, 75% nông sản xuất khẩu vẫn chủ yếu sang Trung Quốc nên đang bị bế tắc tại thị trường này...
Vị chuyên gia này chỉ rõ: Mặc dù đến nay, ở một khía cạnh nào đó, chất lượng nông sản đã được cải thiện, nhưng nhìn rộng ra thì thấy, sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ; chất lượng sản phẩm không ổn định, an toàn thực phẩm còn nhiều vấn đề phải khắc phục; năng suất lao động trong nông nghiệp còn thấp do trình độ sản xuất còn lạc hậu, giá thành các sản phẩm còn cao. Kỷ luật sản xuất, kỷ luật thị trường lỏng lẻo, sự liên kết hợp tác còn ở trình độ thấp và ít hiệu quả...
Để chất lượng nông sản Việt Nam được nâng tầm và đặc biệt để tìm đầu ra cho nông sản khi chính vụ đang đến gần, ông Phú cho rằng, cần nỗ lực vượt khó, tìm hướng đi mới là yêu cầu đặt ra để thúc đẩy xuất khẩu nông sản trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp hiện nay.
“Về sản xuất hàng hóa thì tất cả phải được tổ chức sản xuất theo quy hoạch, theo lợi thế từng vùng, từng địa phương một cách khoa học, bài bản; Sản xuất ra hàng hóa nếu dư thừa hoặc đang chờ bán thì phải có những kho dự trữ lớn; Coi trọng công tác nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản nhằm phát triển ngành này một cách bền vững và hiệu quả. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng các thị trường xuất khẩu để không phụ thuộc vào nhiều vào 1 -2 thị trường chính. Làm được những việc trên, chắc chắn việc phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nông sản của Việt Nam trong thời gian tới sẽ từng bước được cải thiện, đồng thời hạn chế việc “giải cứu” nông sản tồn tại từ nhiều năm nay”, ông Vũ Vinh Phú nhấn mạnh.
Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Việt Nam đang yếu ở 2 khâu là chế biến và tổ chức thị trường trong và ngoài nước. Còn theo Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ - Bộ Công Thương, có đến 90% hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ở dạng thô hoặc sơ chế, kim ngạch xuất khẩu tuy lớn song phần thu về cho đất nước lại rất khiêm tốn. Với những sản phẩm thô như chè, cà phê, hạt tiêu, nếu được chế biến sâu thì giá trị gia tăng có thể gấp từ 5-10 lần hoặc nhiều hơn thế.
-Theo Chung Thủy/VOV.VN-