Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
0912 573 169
Tin tức - Sự kiện
-
Nông dân Hải Dương chịu thiệt hại nặng về nông sản trong mùa dịch Covid-19
-
Giá Thanh Long Bình Thuận đột ngột tăng mạnh sau Tết Tân Sửu
-
Australia áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quản lý và chăn nuôi bò tại hộ gia đình
-
Năm 2025 thị trường sầu riêng toàn cầu ước đạt 29 tỷ USD
-
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
-
Những điểm cần lưu ý khi đưa giống cây trồng mới vào sản xuất
-
Hà Nội: Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất
-
Hà Nội xử phạt những vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục
-
Cánh cửa cơ hội đi cùng thách thức cho nông sản Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực
-
Bắc Giang: Tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trực tuyến
-
Giữ vững thế mạnh trong phát triển ngành nông nghiệp chủ lực
-
An Giang chuyển đổi cơ cấu canh tác giống lúa chất lượng trên diện rộng
-
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nông dân Quảng Trị tránh hạn và thu nhập ổn định
-
Ảnh hưởng từ Covid-19 giá ớt tại Tây Ninh lao dốc
-
Thanh Long Bình Thuận gặp hạn khi nắng nóng kéo dài
-
Loay hoay tìm hướng xuất khẩu cho nông sản Việt giữa dịch Covid-19
-
Doanh nghiệp khát vốn để sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19
-
Trồng nấm rơm dạng trụ nâng cao năng suất và tăng thu nhập
-
Thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí hơn 2 nghìn héc ta sản xuất nông nghiệp tại Thanh Hóa
-
Đề xuất phát triển chuỗi sản xuất trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Tiền Giang
Video Clip
fanpage facebook
Tin Tức Chi tiết
Doanh nghiệp khát vốn để sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19
Xem thêm:
- Đề xuất phát triển chuỗi sản xuất trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Tiền Giang
- Thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí hơn 2 nghìn héc ta sản xuất nông nghiệp tại Thanh Hóa
- Trồng nấm rơm dạng trụ nâng cao năng suất và tăng thu nhập
Mặc dù đã có sự chuẩn bị ứng phó trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid-19, song các doanh nghiệp không thoát khỏi tác động trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu đang có dấu hiệu suy thoái và đình trệ vì covid-19.
Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, một trong những lĩnh vực kinh tế then chốt của Việt Nam đang gặp tình trạng khát vốn để duy trì sản xuất nông nghiệp cũng như tìm lối ra cho việc xuất khẩu nông sản, khi các giao dịch thương mại giữa các quốc gia đang bị đình trệ.
Dù có tăng trưởng, duy trì được sản xuất nhưng những doanh nghiệp vẫn gặp khó khi thời điểm bệnh dịch khách hàng thanh toán chậm nguồn tiền quay vòng cho sản xuất khó khăn.
“Sản xuất được duy trì đầu vào, đầu ra cho sản phẩm vẫn có nhưng vấn đề là vốn cho sản xuất doanh nghiệp rất cần khi nguồn tiền khách hàng trả chậm. Khi doanh nghiệp giãn nợ, gia hạn nợ với ngân hàng thì trở thành nợ xấu và doanh nghiệp mong chờ chính sách cụ thể về tín dụng” - ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐQT Nafoods nói.
Theo ông Nguyễn Quốc Toản, Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) thời điểm dịch bệnh các doanh nghiệp sản xuất nông sản, chăn nuôi cần tái cơ cấu lại hướng đến mô hình mới, số hóa nông nghiệp.
“Kiểm soát được sản xuất, cung cầu trong nông nghiệp, tiếp theo là thúc đẩy thương mại điện tử, tăng cường truyền thông, quảng bá sản phẩm. Nếu làm được điều này, chúng ta có thể đẩy mạnh tiêu thụ, kích cầu” - ông Nguyễn Quốc Toản nói.
Cục trưởng Chế biến và Phát triển thị trường nông sản lưu ý, dù dịch bệnh còn diễn biến phức tạp nhưng cần chú ý đến thời điểm phục hồi, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, có thể rơi vào tháng 5 tới. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm bắt và có lộ trình, kế hoạch cho thị trường châu Âu, Mỹ vào khoảng tháng 7 đến tháng 8 tới./.
-Theo Phương Hoài/VOV.VN-