Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
0912 573 169
Tin tức - Sự kiện
-
Nông dân Hải Dương chịu thiệt hại nặng về nông sản trong mùa dịch Covid-19
-
Giá Thanh Long Bình Thuận đột ngột tăng mạnh sau Tết Tân Sửu
-
Australia áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào quản lý và chăn nuôi bò tại hộ gia đình
-
Năm 2025 thị trường sầu riêng toàn cầu ước đạt 29 tỷ USD
-
NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
-
Những điểm cần lưu ý khi đưa giống cây trồng mới vào sản xuất
-
Hà Nội: Đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp nhằm tăng năng suất
-
Hà Nội xử phạt những vi phạm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục
-
Cánh cửa cơ hội đi cùng thách thức cho nông sản Việt Nam khi EVFTA có hiệu lực
-
Bắc Giang: Tổ chức hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều trực tuyến
-
Giữ vững thế mạnh trong phát triển ngành nông nghiệp chủ lực
-
An Giang chuyển đổi cơ cấu canh tác giống lúa chất lượng trên diện rộng
-
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nông dân Quảng Trị tránh hạn và thu nhập ổn định
-
Ảnh hưởng từ Covid-19 giá ớt tại Tây Ninh lao dốc
-
Thanh Long Bình Thuận gặp hạn khi nắng nóng kéo dài
-
Loay hoay tìm hướng xuất khẩu cho nông sản Việt giữa dịch Covid-19
-
Doanh nghiệp khát vốn để sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19
-
Trồng nấm rơm dạng trụ nâng cao năng suất và tăng thu nhập
-
Thực hiện chính sách hỗ trợ kinh phí hơn 2 nghìn héc ta sản xuất nông nghiệp tại Thanh Hóa
-
Đề xuất phát triển chuỗi sản xuất trồng, chế biến và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Tiền Giang
Video Clip
fanpage facebook
Tin Tức Chi tiết
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp nông dân Quảng Trị tránh hạn và thu nhập ổn định
Xem thêm:
- Trồng nấm rơm dạng trụ nâng cao năng suất và tăng thu nhập
- Doanh nghiệp khát vốn để sản xuất nông nghiệp do ảnh hưởng dịch bệnh covid-19
- Loay hoay tìm hướng xuất khẩu cho nông sản Việt giữa dịch Covid-19
- Thanh long Bình Thuận gặp hạn khi nắng nóng kéo dài
- Ảnh hưởng từ covid-19 giá ớt tại Tây Ninh lao dốc
Trước tình hình diễn biến thất thường của biến đổi thời tiết, cùng dịch bệnh đang hoành hành, nhiều địa phương trong cả nước đang tích cực chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng giúp giảm thiệt hại cho Bà con nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp, cũng như đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, phù hợp với chiến lược kinh tế của địa phương.
Để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, ngành nông nghiệp Quảng Trị đã và đang hướng dẫn bà con nông dân chủ động chuyển đổi cây trồng trên những diện tích có nguy cơ thiếu nước sang trồng các loại cây trên cạn có khả năng chịu hạn
Bà con cũng cần chuyển từ giống lúa dài ngày sang lúa ngắn và cực ngắn ngày, để hạn chế tối đa thiệt hại; sử dụng các giống cây trồng mới có khả năng chịu hạn cao; tổ chức các đợt ra quân nạo vét kênh mương, ao, hồ để giữ nước.
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tỉnhcũng ưu tiên hỗ trợ các doanh nghiệp, đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao.
Cụ thể, từ nay đến năm 2021, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, được tỉnh Quảng Trị hỗ trợ 50% chi phí thực hiện thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng; hỗ trợ tiền thuê đất của hộ gia đình, cá nhân với mức 30% đối với vùng khó khăn, 50% đối với vùng đặc biệt khó khăn trong thời gian 3 năm; miễn 100% phí thuê đất hoặc thuế nông nghiệp trong 5 năm đầu tiên đối với doanh nghiệp có hợp đồng liên kết sản xuất….
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị, trên hệ thống sông chính đã xuất hiện tình trạng xâm nhập mặn sớm hơn mọi năm, do thiếu hụt lượng mưa từ cuối mùa mưa năm 2019.
Theo đó, đến giữa tháng 3/2020, trên sông Hiếu mặn đã xâm nhập đến chân cầu Đuồi thuộc huyện Cam Lộ, với độ mặn giao động từ 0,09 - 0,12 phần nghìn. Trên sông Thạch Hãn, mặn đã xâm nhập vào đến chân đập Trấm, với độ mặn từ 4,3 – 5,6 phần nghìn. Trên sông Bến Hải, mặn đã xâm nhập đến cầu An Tiêm, độ mặn đo được tại đây lên đến 11 – 15,2 phần nghìn.
Trong khi đó, tình trạng khô hạn và thiếu nước ở Quảng Trị cũng có thế xảy ra trên diện rộng. Nguyên nhân là do trong năm 2020, nắng nóng và gió phơn Tây Nam sẽ xuất hiện và kéo dài hơn mọi năm. Nền nhiệt độ được dự báo cũng lớn hơn trung bình nhiều năm, do đó làm tăng mức độ khô hạn và thiếu nước.
Từ tháng 2 - 7/2020, dòng chảy trên các sông ở Quảng Trị biến đổi chậm; lưu lượng dòng chảy thượng nguồn thiếu hụt từ 50 - 75%, so với lượng dòng chảy trung bình nhiều năm cùng kỳ. Trên một số sông, mực nước thấp nhất, có khả năng đạt giá trị thấp nhất, trong chuỗi số liệu quan trắc kể từ năm 1976 đến 2019.
-Theo Nguyên Lý/Dân tộc & Miền núi-